Truyền thông hiệu quả được đo lường qua độ nhận biết thương hiệu của sản phẩm hay doanh nghiệp. Truyền thông thương hiệu hiệu quả sẽ xây dựng và thể hiện giá trị hình ảnh sản phẩm một cách hiệu quả nhất, qua đó giá trị thương hiệu sản phẩm sẽ định hình, kích cầu sự tin tưởng lâu dài. Nếu một kênh truyền thông tốt sẽ đem lại giá trị lâu dài cho thương hiệu.
Truyền thông là gì?
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức.
Các yếu tố cơ bản của truyền thông
- Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông.
- Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận thông tin.
- Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
- Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông.
- Phản hồi: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát.
- Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông
Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách rộng rãi: bạn cung cấp sản phẩm nào
Truyền thông thương hiệu có 2 hình thức:
Truyền thông trực tiếp:
Mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng để giới thiệu sản phẩm mới tại các điểm tập trung đông người như khu dân cư, chợ, siêu thị … Đây là cách thức mà hầu hết các doanh nghiệp hàng tiêu dùng ứng dụng mạnh mẽ khi ra một sản phẩm mới.
- Ưu điểm: dễ nắm bắt tâm lý số đông, dễ thuyết phục và hiệu quả nhanh
- Nhược điểm: tốn kém thời gian, kinh phí và nhân lực, không phát tán được thông tin trên diện rộng
Truyền thông gián tiếp:
Thông qua sách, báo, phim ảnh, quảng cáo, banner, Internet, tranh ảnh. Đây là phương pháp truyền thông thương hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay
- Ưu điểm: Đối tượng tác động rộng lớn trong thời gian ngắn. Có nhiều cách thể hiện khác nhau như clip… tranh ảnh, chữ viết dễ hấp dẫn khách hàng
- Nhược điểm: không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên không cảm nhận được biểu hiện của khách hàng.
Lợi ích của truyền thông mang lại
- Mạng xã hội
- Mua bán trực tuyến
- Chia sẻ hình ảnh
- Tìm địa điểm
- Hỏi đáp
- Game trực tuyến
- Diễn đàn
- Tin nhắn nhanh
- Chia sẻ Clip
- Blog
- …
Mục tiêu truyền thông thương hiệu
1. Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (awareness building)
– Làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của bạn và sản phẩm mà bạn cung cấp, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm của bạn.
2. Mục tiêu đưa tin (informational)
– Báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm mới, giới thiệu một sản phẩm mới vào thị trường
– Thông báo về việc thay đổi giá.
– Giới thiệu, mô tả về các dịch vụ sẵn sàng phục vụ.
– Uốn nắn những nhận thức sai lệch.
– Xây dựng một hình ảnh đặc biệt.
3. Mục tiêu thuyết phục (persuasive)
– Thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm.
– Điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng.
– Kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay).
– Thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin:
* Tạo ra cơ hội dẫn đến việc mua hàng
– Cung cấp thông tin theo yêu cầu.
4. Mục tiêu nhắc nhở (remiding)
– Nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản phẩm/dịch vụ
– Nhắc khách hàng sản phẩm được bán ở chỗ nào
– Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất
– Nằm trong nhóm sản phẩm/dịch vụ được cân nhắc, xem xét
5. Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building)
– Trong những loại hình truyền thông nầy, thương hiệu hiện diện một cách rất rõ ràng và những gì mà người ta muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách rất rõ ràng. Và ngoài ra có thể không có chi tiết gì khác nữa (ví dụ như địa chỉ …)
6. Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception)
– Những loại hình truyền thông nầy có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về doanh nghiệp từ như thế nầy sang như thế khác. Nếu thành công, bạn có thể nói: Khi tôi nghĩ về thương hiệu XXX tôi nghĩ ngay đến YYY. Họ truyền đi những thông điệp mạnh mẽ và những khẳng định về định vị.
7. Mục tiêu bán hàng (sell a product)
– Thường có cái gì đó “ngay”. Nếu đáp lại thì sẽ có tưởng thưởng và sự đáp lại được tạo thuận lợi tối đa.
8. Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition)
– Được dùng rộng rãi trong quảng cáo xe, quảng cáo máy tính … bất kỳ ngành nghề nào mà khách hàng dễ bị tác động bởi các điểm nổi bật của sản phẩm.
ATP – Tổng hợp