Bạn kinh doanh và bắt đầu định vị thương hiệu của mình bằng Website nhưng không có bình luận tương tác hoặc Website của bạn chưa có vị trí trong bảng xếp hạng Google. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách Seeding Website bằng bình luận để tăng độ tin tưởng với khách hàng.
Chuẩn bị tâm lý
Trước khi bắt đầu làm một việc gì, mình luôn có thói quen là hãy chuẩn bị tinh thần bản thân thật tốt để có thể lường trước được những kết quả không tốt đẹp xảy ra. Vậy trong việc tăng cường comment tại website – blog cũng vậy, bạn nên áp đặt một tâm lý mặc định cho bản thân rằng các bài viết mình viết ra chỉ cần người ta đọc mà cảm thấy có ích là đã thành công rồi, và được nhiều người cảm kích và để lại bình luận là một sự may mắn. Để rồi cho dù sau 1, 2 hay 3 tháng mà kết quả vẫn không có khả quan, hãy tiếp tục viết để rồi sẽ có một phần thưởng khác cho chính bản thân.
1. Lựa chọn nội dung đặc biệt
Dù muốn nói hay không, thì nội dung bài viết vẫn quyết định yếu tố nó được nhiều người bình luận hay không. Một bài viết khô khan, hao hao các blog khác, không có chiều sâu thì không có lý do gì để độc giả để lại comment cả, ngoại trừ bạn gặp một spammer chính hiệu.
2. Luôn trả lời các bình luận và không chậm trễ
3. Biến comment thành một cuộc trò chuyện
Bạn mới mở website -blog, chưa quen biết nhiều thì tại sao lại không dành nhiều thời gian để tiến hành trò chuyện với độc giả (dù chỉ là 1 người) ở phần bình luận. Ngoài những câu cảm ơn xã giao, tại sao bạn lại không hỏi họ nhiều hơn? Cứ hỏi đi, hỏi thật nhiều vào và hãy luôn luôn hỏi để họ có thể trả lời lại.Một phần, khi một độc giả nào đó comment trên blog bạn trở nên “quen tay” thì họ sẽ có thể thường xuyên comment trên website – blog của bạn vì bây giờ họ vào website – blog là để được trò chuyện, chém gió cùng bạn chứ không chỉ để đọc bài.
4. Tạo điều kiện cho độc giả theo dõi comment
5. Khi họ gửi bình luận, hãy cho họ hưởng lợi ích
Mình không nói các bạn là cho phép độc giả chèn link tẹt ga vào nội dung comment, mà chúng ta sẽ khuyến khích một cách gián tiếp bằng một số cách sau đây:
- Cho phép họ quảng bá bài viết mới trên blog của họ – Dùng plugin CommentLuv
- Cho phép độc giả chèn link dofollow vào bình luận – dùng plugin CommentLuv Premium
- Cho phép họ nhập website khi bình luận – cái này mặc định WordPress có rồi
- Tạo một danh sách “5 người comment nhiều nhất” và đặt nó ở một vị trí thật dễ nhìn ở blog – dùng plugin Top Commentators
- Đặc biệt, nếu bạn có blog liên quan đến việc đánh giá – review sản phẩm thì hãy dùng plugin WP Review Engine để cho phép độc giả gửi đánh giá sản phẩm ngay tại comment và đánh giá của họ có thể tác động đến số điểm của bài đánh giá.
Nói chung thì là vậy, còn các bạn có ý tưởng gì khác hay hơn thì cứ áp dụng nhé.
6. Hỗ trợ chuyên nghiệp qua bình luận
Nếu bạn có website -blog liên quan đến công nghệ, kỹ thuật hay chủ đề nào đó mà luôn nhận được các bình luận có nội nội dung là các câu hỏi của độc giả thì hãy đặc biệt lưu ý đến các bình luận đó. Mình thấy có rất nhiều người có thói quen là hỗ trợ/hỏi đáp qua mail rất tốt nhưng các câu hỏi ở phần bình luận thì luôn bỏ qua hoặc trả lời rất sơ sài.Theo như mình đoán và suy nghĩ, thì một độc giả khi mới vào website – blog thì phần lớn là họ comment trước khi gửi email, nghĩa là nếu như bạn phục vụ họ ở phần bình luận tốt thì sẽ dễ dàng có cảm tình với các độc giả mới. Vì vậy nếu có bắt gặp một câu hỏi nào, dù trả lời được hay không thì cứ nên trả lời họ một tiếng. Còn nếu nó nằm trong khả năng của bạn thì hãy hướng dẫn họ thật chi tiết. Vì các bình luận đó người khác sẽ thấy được, vừa giúp ích cho họ, vừa khẳng định sự nhiệt tình của các bạn.
7. Hạn chế kiểm duyệt bình luận
Đứng trên phương diện một độc giả, nếu mình vào website – blog nào viết bình luận mà bình luận đó lại bị kiểm duyệt trước khi hiển thị lên thì ít có khả năng mình gửi bình luận thứ hai lắm vì dù gì chúng ta vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi được nhìn bình luận, tên của mình hiển thị lên website – blog đó.Còn nếu bạn sợ spam, thì cứ hãy dùng plugin Akismet vì mình dùng từ đó tới giờ thấy chẳng bị spam lần nào.
8. Đặt câu hỏi ở cuối bài
Nhưng nói chung cũng đừng lạm dụng quá, cảm giác bài nào cũng có mấy câu hỏi nhằm câu comment ở cuối bài cũng khá là khó chịu, nó làm bài viết của bạn trở nên bị gò bó một cách khó hiểu.
9. Hãy quên đi thói quen “ra luật” cho bình luận
Ở nhiều website – blog họ có cả một “chính sách bình luận” dài như một bài diễn văn rất hoa mỹ, nào làcomment tôn trọng tác giả, không đả kích người khác, viết có dấu, không bố láo, comment đúng nơi quy định..bla…blah….Nếu đó là một website – blog cá nhân, mình hỏi bạn soạn ra cái đó làm chi cho mất công vậy?Comment được xem là nơi trò chuyện, tán gẫu, nói phét và cả….đánh nhau, vì vậy hãy cứ tự phong khu vực comment là cái chợ đi, cho độc giả thoải mái phát biểu những gì họ đang nghĩ vì nếu lỡ không may mà có comment bậy bạ, gây war thì tự dưng bài đó sẽ sôi nổi thôi vì đối tượng comment bị ném đá từ các độc giả khác nếu họ thấy “ngứa mắt”. Nói thì nói cho vui vậy, nhưng nếu bạn tự đặt ra các “điều luật” và bắt độc giả phải gò bó theo cái khuôn đó mà bình luận thì cái tâm lý thoải mái ở độc giả không còn nữa, nó mất đi vẻ thân thiện ở một blog cá nhân rồi.
10. Đừng bao giờ viết đủ
Có một cái hơi hài đó là nếu bạn viết thiếu ý, nhất là các ý trọng tâm thì bài đó sẽ nhận được rất nhiều bình luận, tất nhiên là để họ có cơ hội “sửa sai” cho bạn. Nếu bạn có một bản kế hoạch chiến lược để câu comment thì nên chú ý đến cách viết bài, viết đủ thì không có gì cần phải bình luận thêm rồi, viết thiếu thì mới có vấn đề để tranh cãi chứ.Nhất là đối với các câu hỏi của độc giả, hãy hạn chế làm cho bài viết thêm phần chuyên nghiệp bằng cách gom lại các câu hỏi của độc giả rồi làm 1 cái F.A.Q List ở cuối bài để người khác có thể tìm thấy nó khi cần, vừa dài dòng mà lại chưa chắc nó có thể giúp ích được nữa, cứ để khi nào họ muốn gì thì cứ bình luận và bạn sẽ giải đáp ở đó.